Châm cứu là gì? Tác dụng của châm cứu thế nào?

Châm cứu, liệu pháp trong y học cổ truyền Trung Quốc, là một trong những liệu pháp bổ sung được chấp nhận rộng rãi nhất ở thế giới phương Tây và thường là một phần của y học tích hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn châm cứu là gì và có tác dụng của châm cứu thế nào đối với sức khỏe người bệnh.

1. Châm cứu là gì?

Châm cứu là thủ thuật chèn và thao tác kim hình chỉ vào một điểm cụ thể trên cơ thể để giảm đau hoặc cho các mục đích điều trị. Châm có nghĩa là dùng vật nhọn (như kim, que nhọn…) đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt.

Hầu hết, mọi người cho biết rằng họ đều cảm thấy đau nhẹ khi kim được đâm vào. Kim được đưa vào một điểm tạo ra cảm giác áp lực và đau nhức. Kim có thể được làm nóng trong quá trình điều trị hoặc có thể dùng dòng điện nhẹ để kích thích. Một số người cho biết châm cứu làm cho họ cảm thấy tràn đầy sinh lực. Những người khác nói rằng họ cảm thấy thư giãn.

Các loại kim châm cứu hiện nay:

Kim nhỏ (hào châm): Hình dáng giống hào châm cổ, nhưng kích thước hơi khác, có nhiều loại dài ngắn khác nhau (từ 1 tấc đến 3 tấc). Dùng nhiều nhất trong châm cứu.

Kim dài (trường châm): Hình dáng giống như trường châm cổ, nhưng ngắn hơn một chút. Thường dùng để châm huyệt Hoàn khiêu, nên quen gọi là kim Hoàn khiêu.

Kim ba cạnh: tương tự phong châm hồi xưa, kim có 3 cạnh sắc. Dùng để châm nông vào da cho chảy máu.

Kim cài loa tai: là loại kim mới. Dùng để găm vào da và lưu lâu ở hoa tai.

Kim hoa mai: cũng là loại kim mới. Dùng để gõ lên mặt da

2. Tác dụng của châm cứu

Tác dụng của châm cứu đầu tiên phải kể tới đó là châm cứu kích thích hệ thần kinh trung ương. Điều này sẽ giải phóng các chất hóa học vào cơ, tủy sống và não. Những thay đổi sinh hóa này có thể kích thích khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể và thúc đẩy sức khỏe thể chất và cảm xúc.

Các nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã chỉ ra rằng châm cứu là một phương pháp điều trị hiệu quả có thể thực hiện độc lập hoặc kết hợp với các liệu pháp thông thường để điều trị những bệnh sau: đau lưng, nhức đầu, đau bụng, suy nhược thần kinh,….

Tác dụng của châm cứu làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu

Châm cứu có tác dụng chống lại sự ảnh hưởng của xạ trị: Trong một nghiên cứ mới đây của Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ cho biết những người trải qua điều trị bức xạ kết hợp với châm cứu ít chịu tác dụng phụ tiêu cực của bức xạ mặc dù tác dụng phụ có thể xảy ra

Ngoài ra tác dụng của châm cứu còn có thể giúp điều trị một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và sốt xuất huyết có dịch. Tuy nhiên, họ cũng đã chỉ ra rằng “chỉ có các cơ quan y tế quốc gia mới có thể xác định được các bệnh, triệu chứng và điều kiện để có thể khuyến nghị điều trị bằng châm cứu”.

3. Các biện pháp châm cứu hiện nay

Điện châm: Dùng dòng điện để tăng kích thích của kim châm vào huyệt khi mắc điện cực của máy điện châm vào kim châm cứu và điều chỉnh cường độ của dòng điện phù hợp với ngưỡng của bệnh nhân.

Thủy châm: Tiêm thuốc trực tiếp vào huyệt trên cơ thể

Cứu ngải: Dùng cây điếu ngải châm nóng để cứu thẳng vào huyệt hoặc đốc kim châm cứu nhằm tác động sâu vào huyệt, phục hồi tổn thương.

Cấy chỉ: Cấy chỉ mang lại hiệu quả cao nhờ kết hợp châm cứu truyền thống với y học hiện đại. Chỉ tự tiêu được đưa vào huyệt và lưu lại nhiều ngày, bệnh nhân không cần đến bệnh viện làm thủ thuật hàng ngày.

4. Những người nên đi châm cứu

Tác dụng của châm cứu mang đến nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Những tình trạng dưới đây rất thích hợp để tiến hành châm cứu:

  • Người bệnh bị đau lưng, đau cổ, đau xương khớp nên đi châm cứu. Các cơn đau ở lưng, cổ hoặc đầu gối sẽ được trị dứt điểm khi châm cứu. Bởi khả năng tốt nhất của châm cứu chính là giảm đau, tương tự như thuốc
  • Người có vấn đề về tiêu hóa: Các triệu chứng ợ nóng, táo bón hoặc biểu hiện của viêm loét dạ dày đều có thể chữa khỏi nhờ châm cứu. Chúng có hiệu quả gấp đôi liều thuốc kháng axit với người bị ợ nóng mãn tính.
  • Người điều trị bệnh bằng xạ trị và hóa trị
  • Phục hồi chức năng cho người bị đột quỵ

5. Những người không nên châm cứu

Mặc dù được đánh giá là phương pháp trị liệu cho hiệu quả cao và an toàn, tuy nhiên châm cứu không dành cho 100% bệnh nhân. Một số trường hợp sau đây không nên tiến hành trị liệu châm cứu: 

  • Không châm cứu chữa bệnh đối với các trường hợp cấp cứu và các cơn đau bụng ngoại khoa
  • Người có cơ địa quá nhạy cảm, không chịu được châm cứu
  • Người đang gặp chân thương bao gồm cả vết thương kín và hở
  • Người có sức khỏe yếu, người bị thiếu máu, mắc bệnh về tim, suy kiệt, dễ bị sốc nếu châm cứu

Châm cứu là phương pháp điều trị không dùng thuốc được chứng minh có hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Việc hiểu đúng về cách châm cứu cũng như phương thức hoạt động giúp bạn có kiến thức và thêm tự tin khi sử dụng liệu pháp này. Tuy nhiên, châm cứu nên được tiến hành bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm để tránh một số rủi ro cũng như gia tăng hiệu quả.