Điều trị tiểu đường và kiểm soát chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn là một quá trình lâu dài, người bệnh phải uống thuốc thường xuyên. Bên cạnh dùng thuốc, có nhiều cách khác để kiểm soát đường huyết hiệu quả, giúp giảm lạm dụng thuốc điều trị. Những hướng dẫn kiểm soát đường huyết tại nhà từ bác sĩ sau rất đơn giản, ai cũng có thể làm được.Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn theo dõi và kiểm soát lượng đường huyết trong máu tại nhà.
1. Tại sao cần kiểm soát và theo dõi đường huyết?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường được chia thành 2 thể bệnh theo nguyên nhân và cách điều trị cũng khác nhau bao gồm tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Dù điều trị theo cách nào thì mục tiêu vẫn là kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức an toàn, ổn định đường huyết để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng do đường huyết cao mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Biến chứng ở mắt: tổn thương mao mạch đáy mắt dẫn đến giảm thị lực, mù lòa, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể
- Biến chứng ở thận: Mạch máu trong thận bị tổn thương sẽ dẫn đến suy thận.
- Biến chứng tim mạch: tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành và viêm tắc động mạch chi dưới.
- Biến chứng thần kinh: sa sút trí tuệ, rối loạn hệ thần kinh ngoại biên, nhịp tim và nhịp thở không ổn định,…
2. Hướng dẫn theo dõi kiểm soát đường máu tại nhà
Nếu được hướng dẫn một cách cụ thể, người bệnh hoàn toàn có thể theo dõi đường huyết tại nhà mà không cần phải đến các cơ sở y tế. Việc theo dõi đường huyết ở nhà không chỉ giúp bản thân tự kiểm soát lượng đường huyết tại nhà mà còn cho ra kết quả tương đối chính xác. Bạn chỉ cần làm theo chính xác các bước sau:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo.
- Lắp kim lấy máu vào ống dẫn, điều chỉnh mức độ sâu của kim theo loại da mỗi người.
- Gắn que thử vào máy đo glucose máu, phải chú ý đóng lọ chứa que thử ngay tránh để que bị ẩm.
- Nhẹ nhàng xoa bóp các đầu ngón tay rồi thả lỏng tay theo chiều cơ thể giúp máu được lưu thông tốt nhất. Sát trùng và chờ khô tay.
- Đâm mũi kim vào đầu ngón tay, đạt đồ sâu phù hợp sẽ bóp nhẹ ngón tay để máu rơi vào que thử.
- Dùng khăn sạch hoặc urgo dán kín vết châm, tránh nhiễm trùng.
- Theo dõi máy hiển thị kết quả và ghi chép lại số liệu.
- Vệ sinh máy và dụng cụ thử theo đúng hướng dẫn.
- Thông thường đường huyết an toàn sẽ trong khoảng 70mg/dl đến 150mg/dl.
- Người bị hạ đường huyết sẽ ở dưới ngưỡng 70mg/dl còn đường huyết tăng cao trên 180mg/dl.
3. Biện pháp kiểm soát đường huyết tại nhà
Để kiểm soát đường huyết tại nhà an toàn và hiệu quả, người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau:
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn rất tốt trong kiểm soát đường huyết tăng do quá trình đào thải nước tiểu tăng thì lượng đường trong cơ thể được đưa ra ngoài tốt hơn. Tình trạng này cũng khiến cơ thể mất nước, cô đặc máu và từ đó tăng nồng độ chất hòa tan trong máu. Điều này cản trở việc cơ thể đào thải đường và chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Do vậy, bệnh nhân đường huyết cao nên uống nhiều nước liên tục trong ngày với lượng từ 1,5 – 2,5 lít nước.
Chế độ ăn uống hợp lý: Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý giữ vai trò rất quan trọng, không chỉ cần kiểm soát dinh dưỡng hấp thu hàng ngày mà thói quen ăn uống cũng cần thay đổi. Đặc biệt là biến chứng do đường huyết cao thường xảy ra sau bữa ăn, do vậy cần lưu ý:
Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa, không bỏ ăn: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn thành 3 bữa chính như bình thường, người bệnh nên ăn ít hơn trong 3 bữa này và bù thêm 1 – 3 bữa phụ bổ sung calo.
Kiểm soát lượng tinh bột: Hấp thụ quá nhiều tinh bột làm tăng đường huyết đột ngột, người bệnh đường huyết cao nên sử dụng 50 – 60% nhu cầu tinh bột và thay thế bằng thức ăn không làm tăng đường huyết nhiều như: khoai tây, khoai sọ, gạo lứt, ngũ cốc,…
Hạn chế dùng thực phẩm, thức uống chứa nhiều đường tinh chế làm tăng nhanh đường huyết như: bánh kẹo, bia rượu, sữa chế biến, nước ngọt có ga, trái cây đóng hộp,…
Hạn chế thức ăn chế biến với chất béo động vật, nên thay thế bằng các loại dầu thực vật tốt cho tim mạch và sức khỏe như: dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè,…
Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để cung cấp cho cơ thể Vitamin tốt cho sức khỏe, song nên chọn các loại quả chứa ít đường như nhãn, xoài, sầu riêng,…
Kiểm soát stress: Thực tế đường huyết không chỉ liên quan đến chế độ ăn uống và hoạt động của insulin mà còn ảnh hưởng bởi sự căng thẳng tâm lý. Nếu người bệnh tiểu đường bị stress kéo dài, cơ thể sẽ tăng sản sinh hormone đối kháng cortisol làm giảm độ nhạy của insulin, khiến đường huyết tăng cao hơn. Bệnh nhân nên có tinh thần sống lạc quan, thư giãn, thường xuyên tập thể dục, thiền hoặc giải trí lành mạnh để kiểm soát tâm lý tốt hơn.
Thường xuyên tập thể dục: Việc tập thể dục thường xuyên có hiệu quả rất tốt trong tăng cường hoạt động của tim mạch, điều hòa đường huyết và ngăn ngừa biến chứng do đường huyết cao. Tùy từng thể trạng, sức khỏe mỗi người mà bác sĩ sẽ khuyến nghị bài tập phù hợp, thường cần duy trì tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ sử dụng glucose tốt hơn, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Các môn thể thao tốt cho mục tiêu này bao gồm: đạp xe, đi bộ, chạy, bơi lội,…